Cụ thể, để thúc đẩy sản xuất và cung cấp xe điện trong nước từ năm 2022 - 2025, Chính phủ Thái Lan sẽ có mức trợ giá từ 70.000 - 150.000 baht (khoảng 49 - 106 triệu đồng đồng) cho mỗi xe điện được bán ra, tùy thuộc vào chủng loại và mẫu xe.
Với xe du lịch có công suất pin từ 10-30 kWh sẽ được trợ giá 70.000 baht (khoảng hơn 49 triệu) một chiếc. Trong khi đó, mức trợ giá tới 150.000 baht (gần 106 triệu) sẽ được dành cho cho xe ô tô có công suất pin trên 30 kWh, bao gồm cả xe lắp ráp trong nước (CKD) và xe nhập khẩu (CBU).
Xe máy chạy điện cũng không đứng ngoài chính sách này khi những xe có giá thấp hơn 150.000 baht (xấp xỉ 106 triệu) sẽ được trợ giá 18.000 baht (12,7 triệu).
Ngoài ra, mức thuế hải quan thấp hơn cũng sẽ được áp dụng đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Cụ thể, với những chiếc xe ô tô điện có giá bán lẻ dưới 2 triệu baht (1,41 tỷ đồng) sẽ được giảm từ mức 80% xuống 40%.
Còn đối với xe điện nhập khẩu có dung lượng pin vượt quá 30 kWh có giá bán lẻ từ 2-7 triệu baht (1,41- 4,94 tỷ đồng), thuế hải quan được giảm từ 80% xuống 60%. Điều này có thể khiến Thái Lan mất khoảng 60 tỷ bath từ thuế.
Một điều chỉnh nữa của Chính phủ Thái Lan đối với xe điện là thuế tiêu thụ đặc biệt giảm từ 8% xuống 2% đối với tất cả các loại xe điện. Mức giảm trên khiến giá lăn bánh xe điện tại Thái Lan giảm đáng kể trong vòng một vài năm tới.
![]() |
Ngoài khuyến khích người dân mua xe điện, hàng loạt chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe điện cũng được Thái Lan triển khai ngay trong năm 2022. (Ảnh: Paultan) |
Chính phủ Thái Lan cũng đặt mục tiêu thúc đẩy sản xuất xe điện trong nước bằng các biện pháp như miễn thuế nhập khẩu cho các linh phụ kiện của xe điện, bao gồm các bộ phận như pin, động cơ điện, hệ thống quản lý pin, bộ điều khiển truyền động và bánh răng giảm tốc.
Bộ trưởng bộ Tài chính Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith cho biết, gói chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu dùng xe điện có giá trị 43 tỷ bath. Bao gồm 3 tỷ bath được chi ngay trong năm 2022 và 40 tỷ bath trong 3 năm 2023-2025.
Trong thời gian đầu của chính sách này, xe điện nhập khẩu rất được khuyến khích. Tuy vậy, từ năm 2024, Chính phủ Thái Lan sẽ tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy xe điện sản xuất trong nước, đồng thời loại bỏ một số lợi ích đối với xe nhập khẩu.
Thái Lan đang phát triển mạnh về xe điện để giảm lượng khí thải gây hại cho môi trường, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất nội địa. Quốc gia này đã điều chỉnh mục tiêu xe điện chiếm 30% tổng sản lượng xe hơi (khoảng 750.000 trong số 2,5 triệu chiếc) vào năm 2030, tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại.
Hoàng Hiệp(theo Paultan)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe điện chính thức được chính phủ Malaysia miễn phí đường bộ đến hết năm 2025; người khuyết tật nước này cũng được hưởng chính sách tương tự.
" alt=""/>Thái Lan trợ giá 'sốc' cho xe điện, người dùng hưởng lợi lớnTrong đó, nhiều nghệ sĩ từng lăn lộn nhiều năm với sân khấu, nhưng phải chờ đến các chương trình truyền hình, họ mới thật sự tỏa sáng như Trấn Thành, Thu Trang, Nam Thư, Lâm Vỹ Dạ...
Diễn viên hài từng chạy 16 show/ngày
Trước đó, vào thập niên 1990 đến đầu những năm 2000, sân khấu hài được coi là thế lực ở thị trường giải trí miền Nam. Giai đoạn này, hài kịch nở rộ với số lượng diễn viên và nhóm hài đông đảo. Tên tuổi, vị trí của diễn viên hài được tôi luyện từ chính các sân khấu, tụ điểm. Có thể kể tới những tên tuổi đình đám như Bảo Quốc, Duy Phương, Tấn Beo...
![]() |
Nhóm hài Tấn Beo từng rất đắt show. |
Đạo diễn Lê Quốc Nam, thành viên chủ chốt của nhóm hài Đen Trắng, cho hay: "Sân khấu hài TP.HCM từng có giai đoạn vô cùng sôi động. Người dân miền Nam thích hài, thích giải trí. Thời hưng thịnh, ở TP.HCM có các tụ điểm gồm Trống Đồng, 126, Sở thú, Đầm Sen, Suối Tiên.. diễn hài mỗi đêm.
Ngoài ra, còn có 10 quán bar, cà phê đều dành thời gian cho nghệ sĩ tấu hài. Riêng sân khấu 135 Hai Bà Trưng là tụ điểm diễn hài chính. Mỗi ngày ở đây diễn ba suất. Vào dịp Tết, ngày diễn 5-6 suất. Đến 0h30, sân khấu vẫn còn bán vé suất cuối cùng".
Lê Quốc Nam kể vào dịp Tết, anh và các nhóm hài có tiếng ở TP.HCM chạy 14 -16 show diễn trong ngày. Mỗi ngày, diễn viên hài bắt đầu làm việc từ 10h sáng cho đến gần 1h khuya. Lịch làm việc xuyên suốt trong mười ngày đầu năm âm lịch.
Theo đạo diễn, cát-xê của diễn viên hài ngày trước không có sự phân biệt thứ bậc mạnh mẽ như hiện tại. Cụ thể, giữa các nhóm hài hạng A và B chỉ hơn nhau 100.000 - 200.000 đồng.
"Mỗi show diễn, nhóm hài thường nhận được 400.000 đồng. Nếu nhóm chỉ có hai thành viên, cát-xê sẽ giảm hơn một chút. Vì vậy, chúng tôi làm việc điên cuồng ngày đêm, nhưng thu nhập không cao. Trong số các diễn viên hài, ai may mắn thì có nhà, đủ ăn tiêu, chứ không giàu có như các em trẻ hiện nay", Lê Quốc Nam nói.
Diễn viên hài trẻ chuyển hướng kiếm thu nhập
Trái với cảnh chạy show không kịp thở trước đây, hiện nay, diễn viên hài chủ yếu diễn kịch dài trên sân khấu. Một số khác chọn cách nghỉ diễn, về quê quây quần bên gia đình như Xuân Nghị.
![]() |
Nghệ sĩ hài trẻ hiện nay chủ yếu đóng kịch trên sân khấu. |
Chia sẻ với Zing, Minh Dự, Hồng Trang, BB Trần, Hải Triều cho biết họ diễn kịch xuyên suốt mùa Tết Nguyên đán tại sân khấu Thế giới Trẻ. Hoài Linh, Nam Thư, Anh Đức, Thu Trang, Tiến Luật... diễn vở Xuân này em lấy chồngở nhà hát Bến Thành.
Minh Dự tâm sự show diễn tại các tụ điểm như công viên Đầm Sen, Suối Tiên không còn nhiều như trước. "Tôi mới nhận vài show thôi. Nhưng với tình hình dịch bệnh, không biết trước điều gì", nam diễn viên hài nói.
Lịch diễn sân khấu giảm, nghệ sĩ hài phải tìm cách khác để cân bằng thu nhập, ổn định cuộc sống. Minh Dự, Hải Triều, BB Trần... tỏ ra nhanh nhạy tiếp cận công nghệ thông tin, mạng xã hội. Họ sản xuất video hài, web drama trên mạng xã hội, kênh cá nhân. Đây là những kênh không chỉ giúp họ quảng bá tên tuổi, mà con gia tăng thu nhập.
Minh Dự thú nhận nhờ khoản thu này, thu nhập trong năm 2020 của anh không bị giảm. Trong khi đó, Hồng Trang cũng cân bằng được chi phí khi nhóm hài của cô tạm dừng hoạt động, show diễn bị cắt giảm.
Không còn sân khấu, hài kịch sẽ "chết"?
Nhìn nhận thực trạng của hài kịch miền Nam, đạo diễn Lê Quốc Nam cho rằng loại hình nghệ thuật này đang chết dần. Theo anh, việc diễn viên hài không có show diễn không chỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mà nguyên nhân chính là sân khấu bị thu hẹp nhiều.
"Quá trình đô thị hóa đã biến những khu đất ở trung tâm vốn dành cho sân khấu bị chuyển đổi công năng. Mặt bằng sân khấu giờ đây người ta kinh doanh vũ trường, tiệc cưới, quán cà phê. Các tụ điểm diễn hài tấp nập của ngày trước giờ đã đóng cửa. Bây giờ, diễn viên hài đa số chỉ để đáp ứng cho game show", đạo diễn cho hay.
![]() |
Vài năm trở lại đây, Hoài Linh thường đóng kịch Tết. |
Nguyên nhân khác khiến sân khấu hài đóng cửa là do thói quen xem kịch của người dân thay đổi. Trước đây, giới trẻ thích hẹn hò, làm quen và giải trí khi cùng nhau xem kịch. Hiện tại, cả thế giới có thể thu nhỏ trong chiếc điện thoại thông minh.
"Họ có thể xem kịch, giải trí hoặc theo dõi bất kỳ nghệ sĩ nào mình yêu thích trên mạng. Họ có thể xem bất cứ thời gian nào lúc rảnh mà không cần phải bỏ cả một buổi tối tới sân khấu", Lê Quốc Nam cho biết thêm.
Trước sự thay đổi của xã hội, nghệ sĩ trẻ có thể ứng biến, thích nghi với hoàn cảnh. Họ tham gia game show, làm web drama, nhận quảng cáo. Thu nhập của họ không hoàn toàn dựa vào sân khấu chính thống.
Với các nghệ sĩ hài đã thành danh, họ dường như xa lạ với mạng xã hội, không được mời game show. Vì thế, Lê Quốc Nam cho biết thực trạng đau lòng: "Nhiều nghệ sĩ hài gạo cội bây giờ không có việc làm. Họ đa số ở nhà, cuộc sống khó khăn. Một số người phải chấp nhận cảnh đi diễn tiệc đám cưới, đám giỗ mới có thể tồn tại. Họ không thể tiếp cận công nghệ như các em trẻ. Và nếu có tiếp cận được, họ cũng không có kinh phí tự sản xuất".
Theo Zing
"Tôi rất thán phục các bạn nghệ sĩ có duyên bán hàng vì tôi không thể làm chuyện đó, không biết làm. Miệng tôi chỉ có thể lanh lợi trên sân khấu chứ nếu để ngồi bán hàng thì chắc chắn không được', anh nói.
" alt=""/>Diễn viên hài miền Nam thất nghiệp khi sân khấu đóng cửa hàng loạt![]() |
Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là cuốn sách đầu tiên trong Tủ sách Đông Dương của Đông A ra mắt bạn đọc. |
Ấn bản phổ thông - có bìa áo in bằng công nghệ metalize, ruột in bằng mực vi sinh trên giấy GV76-BB định lượng 100 gsm (vốn dùng trong các phiên bản sách đặc biệt giới hạn 100 bản trước đó của Đông A).
Ấn bản cao cấp - có bìa cứng, bìa áo ôm in bằng công nghệ metalize, khổ lớn 18,5 x 26,5 cm, dày 592 trang, ruột in 2 màu (xanh, đen), bằng mực vi sinh.
Ấn bản S500 - (chỉ in 511 bản) có bìa da Microfiber, trong đó bao gồm 11 bản đặt riêng cho dự án hợp tác Pháp - Việt giữa École Normale Supérieure và ĐH Sư phạm Hà Nội. Ấn bản được in 2 màu (xanh, đen) bằng công nghệ mực vi sinh, mạ cạnh sách bằng nhũ vàng, đóng dấu đỏ của Đông A dành cho người sưu tầm và chơi sách.
Ấn bản đặc biệt S100 là phiên bản chưa từng có được Đông A thực hiện gồm 105 bản bìa da bò nhập khẩu từ Italy với kỹ thuật khâu ruột sách và làm bìa cứng thủ công theo lối cổ điển châu Âu Passé-carton.
Một chiến dịch ở Bắc kỳ của Omega+ do Thanh Thư dịch, khổ 16 x 24 cm, có bìa cứng, áo ôm, NXB Đà Nẵng xuất bản. Đây là ấn bản kỷ niệm 50 năm thành lập Cộng đồng Pháp ngữ (1970 - 2020) và đánh dấu cột mốc một năm ra đời Tủ sách Pháp ngữ - Góc nhìn Sử Việt của Omega+.
Còn Nhã Nam thông báo sắp sửa ra mắt cuốn sách cùng tên này.
Một chiến dịch ở Bắc kỳ của Omega+ do Thanh Thư dịch. |
Một chiến dịch ở Bắc kỳ là một tác phẩm lớn, có giá trị sử liệu về con người, xã hội và phong tục Bắc kỳ, và cả Trung kỳ; một trong những công trình quan trọng nhất về văn hóa - lịch sử, về cách vận hành xã hội Việt Nam nói chung vào một thời đoạn qua những ghi chép lý thú và hàng trăm minh họa độc đáo của tác giả Charles-Édouard Hocquard, thầy thuốc quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp.
Những năm cuối thế kỷ XIX, một chiến dịch diễn ra từ tháng 6/1883 đến tháng 4/1886 do Pháp tổ chức, nhằm chống lại các đội quân của người Việt, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và đội quân Quảng Tây và Vân Nam của nhà Thanh, với mục tiêu chiếm đóng Bắc Kỳ và giữ vững sự bảo hộ của Pháp tại đó.
Với những diễn biến phức tạp của chiến dịch xảy ra vào tháng 8/1884 do bùng phát Chiến tranh Pháp - Thanh và vào tháng 7 năm 1885 do phong trào Cần Vương tại An Nam, chiến dịch cần đến sự tham gia của rất nhiều quân Pháp, dưới cái tên Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ và sự hỗ trợ từ Đội tàu chiến Bắc Kỳ. Chiến dịch chính thức kết thúc vào tháng 4/1886, khi lực lượng viễn chinh giảm số lượng quân đội chiếm đóng, nhưng tình hình Bắc Kỳ vẫn không ổn định cho đến tận năm 1896.
![]() |
Lính tập Bắc Kỳ và Nam Kỳ. |
Hành trình của vị bác sĩ quân y Hocquard (từ 11/1/1884 - ngày ông rời cảng Toulon, cho đến ngày 19/4/1886 - ngày trở về Pháp) diễn ra đúng vào thời điểm này. Tổng cộng, ông ở Việt Nam khoảng 26 tháng (giữa tháng 2/1884 đến giữa tháng 4/1886). Trong thời gian này ông vừa tham gia chiến dịch, vừa chụp lại những hình ảnh ông bắt gặp trên cuộc hành trình, để viết nên “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ”.
Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu bằng tiếng Pháp, trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam.
![]() |
Phố Cờ Đen - Phố Mã Mây ngày nay. |
Hocquard là một bác sĩ quân y, nhà nhiếp ảnh, đam mê viết lách và là người thích phiêu lưu. Ông tham gia chiến dịch quân sự một cách tự nguyện nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự chứ không đi sâu vào nó. Hành trình của Hocquard qua 8 tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể về quang cảnh, con người, cảnh sinh hoạt của người dân trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.
Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ... Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân... Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc...).
Cùng thời gian đó, một công chức Pháp là Camille Paris phụ trách việc xây dựng đường điện báo nối Nam kỳ và Bắc kỳ công tác tại Huế, những quan sát và ghi chép của ông được xuất bản tại nhà xuất bản Ernest Leroux (Paris, 1889) với nhan đề Voyage d’exploration de Huê en Cochinchine, par la route mandarine (Chuyến thám hiểm từ Huế đến Nam kỳ bằng đường cái quan), bao gồm 12 ảnh khắc và 6 tấm bản đồ về Việt Nam, thuật lại những điều trải nghiệm từ phía nam thành Huế đến Bình Thuận.
![]() |
Hồ Hoàn Kiếm thế kỷ 19. |
Nếu đặt hai tác phẩm của Camille Paris và Hocquard cạnh nhau, chúng ta có một bộ sách giá trị mô tả sống động Việt Nam qua các tỉnh thành từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phan Rang và Bình Thuận.
Mỗi người mỗi phương pháp, mỗi điểm nhìn, nhưng qua các tác phẩm của họ độc giả ngày nay có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin quan trọng về đời sống thường nhật của người dân Bắc kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung hồi cuối thế kỷ XIX.
Tình Lê
Với tư cách là người viết, nhà báo Trần Mai Hạnh cho rằng, sức hút lớn nhất của Biên bản chiến tranh 1-2-3-4-75 là sự thật.
" alt=""/>3 nhà sách lớn cùng ra mắt 'Một chiến dịch ở Bắc Kỳ'